Diệt mối tận gốc bằng phương pháp sinh học
Diệt mối phải được hiểu là phải diệt cả hệ thống tổ trong đó có mối vua và mối chúa, mới “hết gốc” được. Diệt mối tận gốc là có ý nghĩa như vậy.
Mối trong các công trình chủ yếu là loài mối nhà (copt-formosanus) tổ phần lớn năm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v…
Sau đây chúng tôi giới thiệu phương pháp “diệt mối tận gốc bằng phương pháp sinh học” đã được áp dụng có kết quả vào hàng ngàn công trình, di tích lịch sử, kho tàng của nhà nước trên phạm vi cả nước.
Ưu điểm của phương pháp diệt mối này là không phải đào bới, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi, ít tốn kém và dễ thực hiện.
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Gồm hộp nhử mối, chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc. Hộp nhử mối nếu không mua được thì có thể làm bằng bìa các tông kích thước rộng 12 cm, dài 28 cm bên trong có chứa các thanh gỗ thông trắng hoặc gỗ trám, bồ đề có kích thước dầy khoảng 1 cm, rộng 5 cm, dài 25 cm xếp khít với nhau. Tuyệt đôi không dùng những loại gỗ đã bị mốc hoặc đã từng bị mối xông. Nếu không có gỗ, có thể thay bằng bã mía khô hoặc chiếu rách.
Trình tự các bước diệt tận gốc các tổ mối
Bước 1. Khảo sát: Điều tra khảo sát và phân loại mối
Khảo sát để phát hiện các vị trí mối đang phá hoại và phân loại mối để đề ra biện pháp phòng trừ.
Bước 2: Đặt mồi nhử mối
Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối (chọn nơi yên tĩnh càng tốt). Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp. Đặt ở vị trí nào cũng hạn chế tối thiểu sự ảnh h¬ưởng tới mỹ quan và sự hoạt động bình thư¬ờng của cơ quan. Chú ý trong quá trình đặt không di chuyển, không bóc hộp nhử mối ra xem.
Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 -6 hộp.
Bước 3: Kiểm tra, điều chỉnh quá trình đặt hộp nhử mối
Sau khi đặt hộp 10 - 15 ngày (nếu nhiệt độ môi tr¬ường thấp ta có thể tăng thời gian nhử mối lên một vài ngày), tiến hành kiểm tra điều chỉnh hộp nhử sao cho l¬ượng mối nhử vào hộp nhiều nhất nâng cao hiệu quả quá trình nhử.
Chúng ta kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp nhử mối có xuất hiện đường ăn của mối (đường đất ẩm đắp xung quanh viền hộp), đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp.
Bước 4: Phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc
Các hộp có mối ăn được phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc. Theo ph¬ương pháp diệt mối sinh học, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà phải để mối về tổ mới chết và gây chết hệ thống ở tổ (nếu mối chết ngay tại nơi phun thuốc không có tác dụng diệt tận gốc các tổ mối). Với yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy về tổ càng tốt. Mối sau khi bị dính thuốc chạy về tổ sẽ lây nhiễm đến toàn bộ hệ thống tổ mối và mối chúa trong công trình.
Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi nhử và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng chế phẩm diệt mối sinh học bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi nhử cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu.
Chỉ sau 6 - 7 ngày là tổ mối bị diệt hoàn toàn, tận gốc, ở vị trí ẩm chúng cũng không sống quá 15 ngày.
Bước 5: Dọn vệ sinh
Sau khi phun thuốc 3 - 5 ngày tiến hành kiểm tra quá trình diệt mối, nếu còn mối sống tồn tại trong công trình thì phải tiến hành đặt hộp tiếp để diệt hết các tổ mối.
Nếu không còn mối trong công trình tiến hành dọn vệ sinh. Các hộp nhử, thuốc v¬ương vãi trong công trình phải được dọn sạch. Không đổ hộp ra hồ ao, gây ô nhiễm môi trường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét