Nguyên nhân của việc xuất hiện mối
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện nóng ẩm rất thích hợp cho mối sinh sôi nảy nở và phát triển. Cứ vào đầu mùa mưa, sau vài cơn mưa mối sẽ bay vào nhà và xung quanh các bóng đèn sáng,bị rụng cánh. Sau đó mối cái và mối đực sẽ bắt cặp với nhau và tìm góc nhà, kẹt tủ làm tổ. Như vậy, chỉ sau ba tháng là nhà bạn sẽ có tổ mối được hình thành.Khắc phục và tiêu diệt mối
- Trong bất cứ công trình xây dựng nào sự xâm nhập của mối bao giờ cũng bắt đầu từ chỗ ẩm và tối, cho nên cần kiểm tra kỹ ở những nơi này (khu vực gầm cầu thang, khu công trình phụ, vách ngăn, trần nhà bằng gỗ, cót ép, gầm giường, gầm tủ, gỗ ốp chân tường). Ngoài ra, cần kiểm tra các vườn cây, chú ý những khu đất cao, những cây lớn lá úa vàng, chậm phát triển, các gốc cây mềm như dứa, rau ngót, mía…- Có nhiều cách diệt trừ tận gốc sự xâm hại của mối, trong đó phương pháp xử lý bằng công nghệ sinh học lây bệnh là đạt hiệu quả cao nhất. Một con mối từ khi dính thuốc sinh học đến khi chết đi sẽ đi được một quãng đường dài 145m.Trongkhoảng thời gian này chúng đã kịp thời san sẻ thuốc cho đồng loại. Do sự san sẻ thuốc mỗi lúc một ít đi vì thế khi bơm thuốcphải bảo đảm đạt từ 10-20% quân số trong tổng số bình quân 3-5 triệu con/tổ trúng thuốc mối thì mới diệt hết được cả tổ mà không tái đi tái lại.
- Biện pháp triệt để là dùng phương pháp đặt mồi nhử mối thợ đến ăn, sau đó phun thuốc hóa sinh vào mối thợ để chúng về tổ lây nhiễm thuốc sang làm chết mối chúa. Làm theo cách này từ 2 tuần đến 4 tuần là có thể xóa sạch các tổ mối trong nền đất mà không gây độc hại cho môi trường.
Thuốc diệt mối loại này là PMC – 90. Cách làm như sau: đặt mồi nhử gần nơi nghicó tổ mối. Trường hợp tổ mối ở giữa tường thì phải làm giá treo. Số lượng hộp mồi tùy thuộc vào mối đã có lâu hay mới có,diện tích nhà rộng hay hẹp. Tính bình quân từ 10-12m2 đặt một hộp mồi. Nếu toàn bộ công trình có mối hoạt động cần tăngcường số hộp nhử mối ít nhất gấp 1,5 lần. Nếu mối đã xông vào đống gỗ hoặc tủ sách với số lượng lớn thì không phải nhử.Thời gian nhử đối với mùa ấm là 10 đến 15 ngày, còn mùa rét 20 đến 30 ngày. Mồi có thể làm bằng gỗ thông trắng, trám trắng có tẩm dung dịch đường 1%, cũng có thể làm mồi bằng bã mía.
Sau khi đặt mồi nhử, thấy mối đến ăn mồi thì tiến hành phun thuốc. Công đoạn phun thuốc rất quan trọng vì càng nhiều mối thợ dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Trước hết dỡ các miếng mồi đặt vào chậu khô, sau đó cầm ngang lọ thuốc, bóp tạo ra lớp bụi phun lên các con mối trên bề mặt miếng mồi, rồi nhẹ nhàng xếp trở lại hộp, để hộp vào đúng vị trí cũ. Hai ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp. Không phun thuốc vào thời điểm gió mùa đông bắc hoặc nhiệt độ xuống dưới 200C. Khi phun thuốc phải mang khẩu trang, không cho gà ăn mối đã phun thuốc và không dùng mồi đã phun thuốc làm củi đun.
- Nhìn chung việc trừ mối tương đối khó khăn, vì vậy việc phòng không bị mối xâm hại là hết sức cần thiết. Trước hết, không trồng cây rậm rạp, không chứa củi, gỗ, rơm rạ sát chân tường. Cần đào hết gốc những cây thân gỗ trong vườn đã đốn hoặc hạ chết. Thứ hai: giữ cho nhà luôn sạch mát, thông thoáng. Không kê đồ gỗ sát tường mà kê cách ít nhất 1-2 m. Thứ ba: không mang đất, vật liệu có dính mối về nhà. Và cuối cùng khi phát hiện tổ mối phải diệt ngay không để chúng lây lan phát triển. Làm được những việc trên là hạn chế sự phá hoại của mối và giữ cho công trình bền vững.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét